Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM: Tổ chức chương trình tham quan mô hình "Nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch tại Unifarm, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương"

10/06/2024    Lượt xem: 47    In bài viết   Độ tương phản  

Ảnh: PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM, Chủ nhiệm đề tài báo cáo hiệu quả của mô hình mang lại cho doanh nghiệp và địa phương

Chương trình tham quan mô hình "Nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch tại Unifarm, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương" là một sản phẩm thuộc nhiệm vụ khoa học - công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu phát triển mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao theo định hướng phát triển làng thông minh” do Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM thực hiện, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan làm chủ nhiệm đề tài.

Ảnh: Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) báo cáo mô hình ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái của đơn vị

Tham gia chương trình, các đại biểu trải nghiệm được các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Phú Giáo như: tham quan Công ty cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm), Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Dương… tìm hiểu các giải pháp nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn nhằm tối ưu hoá việc sử dụng nguyên vật liệu nông nghiệp, giảm thiểu phế phẩm nông nghiệp, đa dạng hoá hệ sinh thái tự nhiên của trang trại hướng đến phát triển bền vững; Các hoạt động tham quan, tìm hiểu về du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái dành cho học sinh, sinh viên, du khách có quan tâm về nông nghiệp tại trang trại và trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nhằm lan toả các giá tốt đẹp, góp phần phát triển nông nghiệp và du lịch địa phương.

Ảnh: Các đại biểu trải nghiệm tham quan mô hình ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm)

Sau chương trình tham quan, trải nghiệm, các đại biểu sẽ cho ý kiến khảo sát, đánh giá mô hình thí điểm và đề xuất các giải pháp cải tiến mô hình. Dựa trên kết quả khảo sát, đề xuất các giải pháp cải thiện và nhân rộng mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp công nghệ có ứng dụng các giải pháp tuần hoàn tại huyện Phú Giáo. Tạo môi trường kết nối các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, phát triển các hoạt động hợp tác trong tương lai.

Ảnh: TS. Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương (áo trắng đứng) đóng góp ý kiến cho mô hình

Ảnh: PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch TPHCM đóng góp ý kiến cho mô hình

Ảnh: TS. Trần Văn Thông - Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM đóng góp ý kiến cho mô hình

Ngoài chương tham quan các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, các đại biểu còn ghé thăm chùa Tông Kim Quang tọa lạc tại đường ĐH502, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, đây là ngôi chùa Khmer duy nhất tại tỉnh Bình Dương và Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tại xã Tam Lập là điểm đến thanh tịnh dành cho những du khách đang tìm kiếm cho mình nơi có cảnh đẹp và yên bình chốn cửa Phật.

Ảnh: Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tại xã Tam Lập

Sau khi mô hình được thông qua, đây sẽ là mô hình du lịch mới về du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái dành cho học sinh, sinh viên, du khách có quan tâm về nông nghiệp tại trang trại và trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, qua góp phần phát triển nông nghiệp và du lịch địa phương.

Lý Vinh

Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn Đặc công D60 và các đơn vị lực lượng vũ trang khác hân hoan đi bầu cử
Liên kết website
Các Sở, Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 1716
Tuần này: 8582
Tháng này: 6220
Tổng truy cập: 8235654