Không chỉ giỏi nghề, mà lương y Nguyễn Hoàng Anh, phụ trách Phòng chẩn trị y học cổ truyền Hoàng Thương Đường, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo còn là một Lương y hết lòng vì bệnh nhân nghèo. Tấm lòng của ông được nhiều người quý mến; tiếng lành đồn xa, Phòng khám của ông thu hút đông đảo bệnh nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh, thậm chí cả các tỉnh xa từ ngoài Bắc. Không chỉ vậy, nhiều nghệ sĩ có tên tuổi ở Sài Gòn phồn hoa đô hội, với mạng lưới y tế hiện đại, như: Nghệ sỹ Phương Dung, Quốc Trầm (ba mẹ của nghệ sĩ hài Dũng Nhí); nghệ sỹ Trung Thành; nghệ sỹ Bùi Trung Đẳng; nghệ sĩ Hài Vũ Thanh… cũng tìm về điều trị tại Phòng khám của ông và gọi ông với tên thân mật “thầy Hoàng”.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó, nên Lương y Nguyễn Hoàng Anh luôn thấu hiểu những khó khăn của những người nghèo. Nhất là từ việc thường xuyên được theo bố mẹ đi chùa lễ Phật tại các ngôi chùa có hoạt động khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Từ đó cậu bé Hoàng Anh sớm có điều kiện tiếp xúc với cách chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền và nuôi dưỡng trong mình cái tâm “sống vì mọi người”. Với năng khiếu phục dược và tâm nguyện mang những cái hay của y học cổ truyền, đặc biệt là diện chẩn, châm cứu để cứu chữa bệnh cho bà con, nhất là người nghèo, tôi đã bắt đầu “tầm sư học đạo” từ năm 14 tuổi. Được làm đệ tử của nhiều bậc Lương y giỏi về diện chẩn, châm cứu, đặc biệt là được thầy Nguyễn Tài Thu truyền dạy, từ lâu, tôi đã có thể chẩn đoán được nhiều chứng bệnh và thực hiện châm cứu trị khỏi nhiều bệnh mạn tính.
Tâm y đã có; tuy nhiên theo Lương y Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ để có thể hành nghề hợp pháp theo luật khám chữa bệnh hiện hành, ông đã theo học ngành Y sĩ Y học Cổ truyền tại Trường Tây Sài Gòn và đã chọn đăng ký theo học trường này bởi biết đến uy tín đào tạo và nhiều chương trình hỗ trợ học viên rất tốt của lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ học viên ăn, ở miễn phí tại trường. Điều này khiến ông rất cảm kích. Bởi vậy, khi trở về hành nghệ cứu người tại cơ sở Đông y Hoàng Thương Đường, bà con nào nghèo không có tiền, hoặc cạn tiền do đã đi điều trị các nơi khác, đến nhờ ông chữa bệnh, ông cũng vui lòng giúp đỡ họ, khám chữa bệnh và cho họ ăn, ở lại cơ sở của ông miễn phí để họ yên tâm điều trị bệnh, sớm trở về với gia đình.
Tiếng lành đồn xa. Một ngày “làm bệnh nhân” chúng tôi tìm đến Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền Hoàng Thương Đường, do Bác sỹ Đông y CK1 Nguyễn Văn Thương thành lập và do Lương y Nguyễn Hoàng Anh phụ trách, có địa chỉ tại ấp Tân Tiến, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo. Ngay khi đến đây, chúng tôi đã “Ngộp” bởi mới từ sáng sớm, đã có khá đông bà con từ nhiều địa phương khác nhau không chỉ Phú Giáo; các tỉnh lân cận như Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh… đến nhờ thầy Hoàng Anh khám chữa bệnh mà có nhiều bệnh nhân từ các tỉnh miền Tây, miền Bắc cũng tìm đến điều trị tại phòng khám của “thầy Hoàng”. Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số những người đến phòng khám Hoàng Thương Đường là những bà con nghèo, hoặc những người bị các chứng bệnh mạn tính, đã chữa trị nhiều nơi không khỏi. Nơi lưu bệnh nhân của “thầy Hoàng” luôn lấp đầy người, với hơn 40 giường bệnh và được “thầy Hoàng” lo ăn uống, ngủ nghỉ miễn phí. Có những bệnh nhân đã “ăn, ở” nơi đây hàng năm trời. Có bệnh nhân khi đến đây như thực vật, giờ đã đi lại, làm việc như người bình thường mà nếu không có sự tiết lộ, ít ai biết được đó là bệnh nhân đã ở cận kề với sự thất vọng của sự sống.

Ảnh: Lương y Nguyễn Hoàng Anh kiểm tra, hướng dẫn người phụ giúp bảo quản, gói thuốc nam cho bệnh nhân
Nằm trên giường bệnh với những sợi dây châm cứu chằng chịt khắp người, anh Nguyễn Văn Săng, 50 tuổi, ngụ Tây Ninh phấn khởi cho biết: Anh bị thoát vị đĩa đệm 2 năm nay, đau nhức, đi lại không được, tưởng đã coi như xong. Trước khi đến nhờ thầy Hoàng Anh chữa trị, anh đã tốn tiền bạc đến nhiều bệnh viện, cả bệnh viện công lẫn bệnh viện tư nhưng bệnh không thuyên giảm chút nào. Biết tiếng “thầy Hoàng” và nghe tận tai, chứng kiến tận mắt rất nhiều bệnh nhân đến chữa trị tại “thầy Hoàng”, nên anh đã khăn gói từ Tây Ninh một vùng đất khá nhiều cây thuốc quý điều trị bệnh để chọn tìm tới nhờ thầy châm cứu điều trị bệnh. Đến nay, sau hai tháng châm cứu và xoa bóp, bấm huyết bệnh tình của anh đã hết 8 phần. Anh có thể đi lại bình thường, không cần người khác dìu dắt nữa và cũng tham gia phụ thầy làm thuốc, nấu ăn cho bệnh nhân. Theo chia sẻ của anh Săng, không chỉ châm cứu chữa bệnh tài tình, “thầy Hoàng” còn rất tốt bụng và nhân từ. Anh cùng nhiều người dân ở xa chữa trị ở đây đã hơn hai tháng, có người cả năm nay, nhưng chưa bao giờ thầy đòi hỏi về tiền bạc. Không chỉ tận tình khám chữa bệnh, nhiều khi thầy còn tự tay nấu những bữa ăn ngon, bổ dưỡng cho anh cùng các bệnh nhân khác thưởng thức và tất cả đều miễn phí.
Thao tác thuần thục, đi lại nhanh nhẹn, cùng với một số bện nhân ở lại phòng thuốc hỗ trợ người dân đến điều trị bệnh tại phòng khám thầy Hoàng, gói thuốc nam đem về. Nếu không tò mò chúng tôi cũng không biết rằng, chỉ cách 3 tháng trước khi mới đến nhờ thầy Hoàng Anh cứu chữa; ông Nguyễn Minh Nhật, 60 tuổi, người dân xã Phước Sang cũng là một bệnh nhân “khó” do bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm khiến cho toàn thân đau nhức, không thể đi lại được. Uống biết bao nhiêu thuốc, cũng chỉ thuyên giảm sơ sơ. Nên ông quyết định đến nhờ “thầy Hoàng” trị. Được thầy châm cứu, bấm huyệt, cho uống thuốc thang, bệnh tình tôi đã từng ngày chuyển biến tốt rõ rệt. Sau hơn ba tháng là tôi có thể tự đi lại được và dứt dần những cơn đau nhức. Đến nay, sau khi đã đi lại được bình thường, hàng ngày ông thu xếp công việc vào buổi sáng ra phòng thuốc của thầy để phụ thầy bốc thuốc cho bệnh nhân. Mình không có của, mà được “thầy Hoàng” chữa trị miễn phí, giờ khỏi rồi, lấy công để tích phước cho mình và giúp thầy, cùng các bệnh nhân khác.
Ngày chia tay “Thầy Hoàng” để về lại gia đình, nghệ sĩ Phương Dung, mẹ của nghệ sỹ hài Dũng Nhí xúc động cho biết: Hơn 6 tháng ở lại điều trị nơi Phòng khám của “thầy Hoàng” bà càng cảm nhận được tình người trong cơn hoạn nạn thật ấm áp. Thầy Hoàng điều trị và coi bệnh nhân như người nhà. Còn người bệnh điều trị tại đây coi nhau như anh em, cô chú trong gia đình. Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có được điều đó trong trái tim mỗi bệnh nhân nơi đây, cũng chính là xuất phát từ cái tâm, cái y đức của “thầy Hoàng” là cứu người. Cuộc sống yên bình nơi vùng quê yên ả. Những bữa cơm từ bếp ăn từ thiện của “thầy Hoàng” do chính các bệnh nhân ở lại như chúng tôi tự nấu, tự giúp nhau không chỉ đậm đà tình người, tình quê hương mà còn rất ngon, rất bổ dưỡng, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân và mọi người ở đây. Nếu không có sự giúp đỡ hết mình của thầy Hoàng nhiều bệnh nhân khó khăn không biết phải làm sao để yên tâm trị bệnh hàng mấy tháng, thậm chí cả năm trời.

Ảnh: Lương y Nguyễn Hoàng Anh thăm hỏi, động viên bệnh nhân khi dùng bữa ăn tại khu lưu trú “Mái ấm Từ Tâm”
Nơi ăn, chốn ở miễn phí mà các bệnh nhận “nội trú” đến điều trị tại Phòng khám của “thầy Hoàng” đó là “Mái ấm Từ Tâm” do ông bỏ tiền ra xây dựng. Được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 500m2. “Mái ấm Từ Tâm” của Lương y Nguyễn Hoàng Anh là nơi ăn, nghỉ, lưu trú cho bệnh nhân... giúp cho họ có điểm tựa để thêm nghị lực điều trị bệnh, là động lực để cho các bệnh nhân vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống. Theo Lương y Nguyễn Hoàng Anh cho biết thì niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của anh đó chính là được nhìn thấy những nụ cười vui vẻ của những bệnh nhân đến đây điều trị khỏi bệnh, có thể sinh hoạt bình thường trở lại như người khỏe mạnh bình thường. Vì cuộc sống rất vô thường, “sống nay, chết mai”, nay còn, mai mất, nên điều tôi muốn để lại cho cuộc đời này là mỗi ngày đều có thể mang lại được niềm an vui và khỏe mạnh những cho bà con đã tin tưởng tìm đến cậy nhờ mình.
HẢI SÂM