Giới thiệu chung

Độ tương phản

Phú Giáo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía Tây giáp huyện Bến Cát (Bình Dương), phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương), phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước).

Thuở xa xưa, vùng đất có tên gọi Phú Giáo ngày nay là một nơi hoang vu thuộc xứ Đồng Nai. Trong suốt chặng đường lịch sử, tổ chức hành chính của huyện Phú Giáo thường xuyên có nhiều biến động. Cho đến ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính Phủ quyết định tái lập huyện Phú Giáo với diện tích tự nhiên 53,861 km2, dân số 95.000 người, với nhiều thành phần dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Mường, Thái ... đông nhất là dân tộc Khơme.

Với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, nằm trên địa hình đồi thoải lượn sóng và các dải đất hẹp ven Sông Bé, đất có độ cao trung bình thấp và tương đối bằng phẳng. Đất Phú Giáo chủ yếu là đất bazan xám rất thích hợp cho các cây công nghiệp như: cao su, điều, tiêu và các loại cây ăn quả. Riêng dải đất ven Sông Bé là đất phù xa mới, trồng lúa và các loại rau đậu tốt. Khí hậu Phú Giáo ôn hòa, mỗi năm có 2 mùa, 6 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) và 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình tử 26°C đến 34°C. Lượng mưa trung bình trên địa bàn huyện là 1947,7 mm. Số ngày mưa trung bình là 163 ngày trong năm. Không khí có độ ẩm cao.

Nhìn chung, đất đai, khí hậu và sông suối của huyện Phú Giáo rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngành này đang trở thành một thế mạnh của huyện. Tính đến nay, toàn huyện có hơn 500 trang trại chăn nuôi, trồng trọt, tạo lợi thế đưa nền nông nghiệp của huyện đi lên theo hướng sản xuất lớn.

Đặc biệt với tuyến đường giao thông ĐT 741 nối thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) với thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của địa phương. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá, duy trì được tốc độ tăng trưởng 12,82%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công Nghiệp - Dịch vụ: 37,5% - 33,6% - 28,9%; Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4.459,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,74%; Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.260 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 12,82% (đạt Nghị quyết đề ra tăng 12% - 14%); Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7.329 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 20,52%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 66 triệu đồng/ người/năm. Lưới điện quốc gia phủ kín 70/70 khu, ấp với tỷ hộ sử dụng điện đạt 99,8%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%. Đến nay có 33/39 (85%) trường lầu hóa, 100% trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục đào tạo được duy trì ổn định và nâng lên.

Huyện đã được tỉnh phê duyệt 5 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Tam Lập 1 (61,224 ha), Cụm công nghiệp Tam Lập 2 (52,01 ha) Cụm công nghiệp Tam Lập 3 (70,31 ha) và Tam Lập 4 (50,66 ha) và cụm công nghiệp Phước Hòa (66,62 ha). Toàn huyện có 573 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN hoạt động, tăng 201 doanh nghiệp, giá trị sản xuất đạt 4.260 tỷ đồng. Công nghiệp phát triển đã đóng góp tích cực trong tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển (Số liệu đến cuối 2020).

Vùng đất Phú Giáo mặc dù là vùng sâu vùng xa của tỉnh Bình Dương nhưng từ khi thành lập đến nay Chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo không ngừng nỗ lực phấn đấu về mọi mặt. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Giáo có quyền tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất. Luôn sáng tạo trong cả thời chiến cũng như thời bình góp phần quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương và Phú Giáo cũng đang từng bước đi lên xây dựng quê hương trong thời kỳ mới, thời kỳ cùng cả nước mở cửa hội nhập khu vực và thế giới.

 

Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn Đặc công D60 và các đơn vị lực lượng vũ trang khác hân hoan đi bầu cử
Liên kết website
Các Sở, Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 7702
Tuần này: 81430
Tháng này: 796859
Tổng truy cập: 7672693